Image Cover
  • Hiển.ANP
  • 18-01-2024

Openstack: Nền tảng đám mây mã nguồn mở
Nền tảng mạng ảo không còn quá xa lạ đối với những tổ chức, cá nhân muốn xây dựng và quản lý hạ tầng điện toán và tiến dần hơn với thế giới của thời đại số. Việc áp dụng công nghệ thông tin vào lưu trữ và quản lý dữ liệu là điều cần thiết ở thời điểm hiện tại.
Openstack dùng để làm gì?
Openstack là nền tảng đám mây mã nguồn mở được dùng để quản lý, triển khai và lưu trữ các điện toán đám mây (Cloud computing), bao gồm cả Public cloud và Private cloud.
Việc tổ chức và xây dựng hệ thống quản lý trên điện toán đám mây giúp gia tăng hiệu quả quản lý từ máy chủ và mở rộng hệ thống lưu trữ. Thông thường Openstack được dùng trong quản lý hệ thống doanh nghiệp lớn, nhà cung cấp, tổ chức chính phủ hoặc cơ quan.
Openstack bao gồm những thành phần chính hỗ trợ kết nối như hệ thống Nova (quản lý tính toán), Swift (lưu trữ đối tượng), Cinder (lưu trữ khối), Neutron (quản lý mạng), Glance (quản lý hình ảnh máy ảo), Keystone (quản lý xác thực và ủy quyền), và nhiều thành phần khác. Mỗi thành phần sẽ đảm nhận một vai trò riêng, giúp phần mềm hoạt động linh hoạt.

Chi tiết các thành phần chủ chốt trong Openstack
Nova (Compute Service)
Nova là phần khá quan trọng trong hệ thống OpenStack, là nơi cung cấp nguồn lực về tính toán, thực hiện quản lý máy ảo và tự động hóa việc triển khai các chu kỳ lưu trữ trong môi trường đám mây.
Trong cấu trúc Nova được phân làm nhiều phân nhánh khác nhau để hỗ trợ thực hiện các công việc chung: Nova API cung cấp giao diện lập trình tính toán, Nova Scheduler quyết định nơi triển khai máy ảo, Nova Database là nơi lưu trữ thông tin.

Swift (Object Storage)
Swift trong Openstack là nơi lưu trữ và quản lý dữ liệu metadata khối lượng lớn, được chia nhỏ ra thành Swift Proxy Server, Swift Storage Nodes và Swift Rings.
Tại đây Swift Proxy Server xác thực yêu cầu từ người dùng, sau đó chuyển tiếp thông tin đến các Storage Nodes, còn Swift Rings xác định vị trí của đối tượng (Object) trên các Storage Nodes, giúp xác định nơi dữ liệu được lưu trữ (Container).
Glance (Image Service)
Chịu trách nhiệm quản lý và cung cấp các hình ảnh (images) cho máy ảo (instances) trong môi trường đám mây, Glance là nơi cho phép thực hiện các thao tác tạo, đọc, cập nhật và xóa hình ảnh trên Openstack.
Các chức năng này làm việc dưới sự hỗ trợ của các thành phần Glance API, Glance Registry, Glance Store và Glance Database.
Khi người dùng tiến hành thực hiện thao tác chỉnh sửa hình ảnh từ máy chủ, Glance API sẽ nhận diện thông tin và xử lý, API kiểm tra tên, định dạng và kích thước trong Glance Registry thông qua việc theo dõi quản lý thông tin từ Glance Database và cuối cùng sẽ được lưu trữ tại Glance Store.

Neutron (Networking Service)
Cũng như các thành phần khác trong Openstack Neutron đảm bảo việc kết nối giữa máy ảo và mạng vật lý linh hoạt hơn, bằng việc quản lý cấu hình mạng và các dịch vụ mạng khác nhau trong hệ thống OpenStack.
Hệ thống API Neutron tiếp nhận các hoạt động cập nhật hay xóa tài nguyên mạng, Neutron Plugin tương tác với các tài nguyên mạng như Virtual Network, Load Balancer, VPN, và các plugin khác, trong khi đó Neutron Database sẽ theo dõi tiến trình này và Neutron Agent là bộ phận trung tâm quản lý kết nối mạng cho máy ảo, xử lý thông tin mạng từ Compute Nodes hoặc Network Nodes.

Cách thức hoạt động của Openstack ra sao?
Đầu tiên, khi người dùng tương tác với Openstack thông qua máy chủ, Horizon và API của các bộ phận trong Openstack sẽ là nơi xác nhận và xử lý thông tin.
Tiếp theo, thông tin đưa vào Keystone sẽ được chuyển đến Nova quản lý quá trình thực hiện yêu cầu.
Để quá trình này diễn ra linh hoạt thì các bộ phận khác sẽ đồng xử lý thông tin, Neutron sẽ cung cấp cấu hình mạng, Cinder tạo nơi lưu trữ và Glance quản lý các hình ảnh được trích xuất từ máy ảo chính xác.

Những lợi ích mà Openstack mang lại cho doanh nghiệp
Thứ nhất, Openstack đa dạng chức năng, vừa là một mã nguồn mở quản lý cloud vừa cung cấp bộ máy tính toán nhận diện thông tin chính xác.
Thứ hai, tính bảo mật cao khi có Keystone chịu trách nhiệm đảm bảo tính bảo mật của toàn hệ thống.
Thứ ba, Openstack hỗ trợ đa nền tảng đa nhà cung cấp. Tương tự như KVM, VMware, Xen hỗ trợ nhiều hypervisors, nhất là tương thích với nhiều loại cơ sở hạ tầng ((IaaS), tích hợp dễ dàng với các công nghệ mà hệ thống hiện có.
Thứ tư, ưu thế về tính mở và tiết kiệm chi phí, cho phép tự do tạo mã nguồn mở miễn phí đồng thời có khả năng tự động hóa quy trình linh hoạt.
Các nền tảng đám mây khác tương tự như Openstack
Để lựa chọn được một nền tảng quản lý đám mây phù hợp, mỗi tổ chức doanh nghiệp sẽ có phương án riêng và sử dụng các nền tảng tương thích với quy trình hoạt động của tổ chức.
VMware vSphere 
Cũng giống như Openstack, VMware cũng là một trong những nền tảng ảo hóa hàng đầu, có đầy đủ các giải pháp cho ảo hóa hạ tầng và quản lý máy ảo trong môi trường doanh nghiệp. Tuy nhiên, Openstack yêu cầu kỹ năng quản lý công nghệ thông tin cao, thì VMware đơn giản hơn và thiên về quản lý mạng ảo và ứng dụng truyền thống.

Google Cloud Platform (GCP)
Google Cloud Platform (GCP) là một nền tảng đám mây cho phép lưu trữ dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo do Google phát hành, bao gồm một loạt các dịch vụ tính toán, lưu trữ, machine learning, big data, và các dịch vụ khác. Trong khi Openstack cần kiểm soát và quản lý về hạ tầng thì GCP có thể triển khai được nhiều ứng dụng và dịch vụ thuận tiện hơn.
Một số nhà cung cấp Openstack tại Việt Nam
VNPT Technology
Viettel IDC cung cấp các dịch vụ Data Center và đám mây, trong đó có các giải pháp dựa trên nền tảng mã nguồn mở OpenStack. Hỗ trợ các dịch vụ về Cloud Computing, cung cấp nguồn lực hạ tầng bao gồm máy ảo, mạng và lưu trữ trên IaaS (Infrastructure as a Service). Ngoài ra, còn đưa ra các giải pháp chiến lược cho việc sử dụng Openstack hiệu quả.
FPT Telecom
FPT cũng là một trong những nhà cung cấp dịch vụ cho doanh nghiệp sử dụng công nghệ đám mây vào việc quản lý, đặc biệt là hợp tác triển khai cho nhiều đối tác quốc tế, mạng lưới liên kết rộng chất lượng cao, có đầy đủ hệ thống Openstack như những nhà cung cấp khác. 
Tóm lại, Openstack là nền tảng dữ liệu ảo quản lý và lưu trữ toàn bộ hệ thống đám mây thông qua các máy ảo, mạng và hình ảnh, giúp tiết kiệm thời gian quản lý cho doanh nghiệp hiệu quả. Bài viết trên đã giới thiệu sơ lược câu hỏi về Openstack là gì và cách thức hoạt động của nó.


Từ khóa