Image Cover
  • Hiển.ANP
  • 29-01-2024

Marketing là gì?
Marketing là cách hiệu quả giúp doanh nghiệp nâng cao nhận thức thương hiệu, tạo ra được tệp khách hàng tiềm năng nhằm tăng thêm doanh số bán hàng. Thời nay, Marketing là một trong số những khía cạnh quan trọng nhất của các doanh nghiệp, là yếu tố quyết định để nâng cao lợi thế cạnh tranh của công ty trên thị trường.

Marketing là gì?
Có thể hiểu, Marketing là tất cả những hoạt động để đưa các sản phẩm hoặc dịch vụ từ nơi sản xuất tới tay người dùng, trong đó bao gồm những hoạt động khác nhau, từ việc nghiên cứu thị trường, tìm hiểu về nhu cầu của khách hàng, phát triển sản phẩm, dịch vụ theo đúng nhu cầu khách hàng, quảng cáo, phân phối sản phẩm ra thị trường, nhằm vừa đáp ứng đầy nhu cầu, vừa thu hút và giữ chân được khách hàng, lại có thể đạt được những mục tiêu đề ra trong kinh doanh. Mục tiêu chính của Marketing chính là tạo ra giá trị cho khách hàng và đáp ứng được nhu cầu của khách thông qua sản phẩm hoặc dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp.

Theo Philip Kotler - Cha đẻ của ngành Marketing hiện đại, định nghĩa về Marketing: “Marketing là nghệ thuật nhằm tạo ra được giá trị, truyền thông và phân phối giá trị đó để thỏa mãn được các vấn đề của khách hàng mục tiêu đang gặp phải, đem lại lợi nhuận tối ưu nhất cho doanh nghiệp.”

Ban đầu, Marketing chỉ áp dụng chú yếu cho những doanh nghiệp sản xuất các loại hàng hóa tiêu dùng. Cho tới sau này, Marketing mới được mở rộng ra và cũng được các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, dịch vụ và thương mại sử dụng. Hiện tại, Marketing đang được áp dụng cho gần như các lĩnh vực kinh doanh như là chính trị, văn hóa - xã hội hay sức khỏe,… Marketing chiếm một vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển của một doanh nghiệp.

Phân loại Marketing
Marketing được chia ra thành hai loại chính, đó là Marketing truyền thống và Marketing hiện đại.
Marketing truyền thống: Thường áp dụng chủ yếu ở khâu lưu thông, đây là hoạt động Marketing thuần túy chỉ làm việc cùng với thị trường và những kênh lưu thông của doanh nghiệp. Phương thức Marketing này thường sẽ không quá trú trọng tới giá trị khách hàng mà chỉ tập trung chủ yếu vào việc tiêu thụ các sản phẩm và dịch vụ thật nhanh chóng. Hình thức này bao gồm những hoạt động sau: phát tờ rơi, tài trợ cho một số chương trình, sự kiện, bán hàng qua điện thoại, tổ chức chương trình sự kiện, quảng cáo nền tảng truyền hình, Marketing qua email.

Marketing hiện đại: thường sẽ quan tâm tới giá trị khách hàng nhiều hơn. Hành vi và cả nhu cầu từ khách hàng chính là vấn đề quan trọng nhất để cho chiến dịch Marketing được thành công và đem tới sự tối đa hóa về lợi nhuận cho doanh nghiệp. Marketing hiện đại thường có những hoạt động như: xây dựng nền tảng website, làm SEO, triển khai nền tảng Social Media, SEM và Video Marketing.

Ngành Marketing là ngành gì?
Ngành Marketing hiện đang là một trong số những ngành phổ biến được đào tạo tại các trường Đại học, Cao đẳng hiện nay. Mục đích của ngành Marketing là cung cấp đầy đủ và khách quan nhất về Marketing, chẳng hạn như phương pháp nghiên cứu thị trường, tìm hiểu về khách hàng, phân tích chuẩn chỉ hành vi người dùng, đo lường độ hiệu quả của chiến dịch, xây dựng lên chiến lược Marketing hoàn chỉnh.

Vai trò của Marketing trong công cuộc phát triển doanh nghiệp
Marketing nắm giữ vai trò rất quan trọng với nhiệm vụ là phát triển doanh nghiệp. Những hoạt động Marketing giúp cho doanh nghiệp tiếp cận được và tương tác trực tiếp với khách hàng, tạo được giá trị cho khách hàng và xây dựng nên một thương hiệu mạnh mẽ.

7 vai trò chính Marketing để phát triển doanh nghiệp:
Cung cấp các thông tin hữu ích, giá trị đem lại cho khách hàng
Nâng cao lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp
Nuôi dưỡng mối quan hệ với khách hàng
Hỗ trợ, tương tác khách hàng linh hoạt, kịp thời
Giúp doanh nghiệp bán được hàng
Xây dựng hệ thống thương hiệu
Giúp doanh nghiệp phát triển hơn nữa

Cung cấp các thông tin hữu ích, giá trị đem lại cho khách hàng
Những người làm Marketing chính là những người cần phải hiểu rõ nhất về sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp, cá nhân cung cấp. Trong quá trình đi quảng cáo, khách hàng sẽ được biết về các thông tin chi tiết của sản phẩm/ dịch vụ. Những thông tin này thường là một số điều mà khách hàng muốn được biết như tính năng, giá cả, lợi ích, các chương trình ưu đãi dành cho khách hàng khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ.

Nâng cao lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp
Digital Marketing ( Marketing kỹ thuật số) cho phép các doanh nghiệp giảm bớt chi phí nhưng mang lại được hiệu quả rất lớn. Thông qua những nền tảng như mạng xã hội Facebook, Instagram, website,... doanh nghiệp có thể tương tác với khách hàng, bán hàng và giải quyết những vấn đề mà khách hàng gặp phải một cách nhanh chóng.

Việc phân tích và đánh giá hiệu quả Marketing mới có thể đưa ra những điều chỉnh hay ý tưởng mới nhằm cải thiện hiệu quả, tối ưu hóa chiến lược marketing và nâng cao lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.

Nuôi dưỡng mối quan hệ với khách hàng
Marketing sẽ giúp doanh nghiệp có thể tương tác, phản hồi, chăm sóc khách hàng một cách nhanh chóng, linh hoạt nhất với các nền tảng như như email, mạng xã hội, điện thoại, website,... Điều này giúp cho khách hàng cảm thấy bản thân được quan tâm và có thể giải quyết được vấn đề hiện tại một cách hiệu quả.

Marketing cũng sẽ giúp cho doanh nghiệp cập nhật một loạt thông tin chung về sản phẩm/ dịch vụ kịp thời, cung cấp các giá trị cho khách hàng thông qua những nội dung hữu ích như bài viết chia sẻ kiến thức, các video hướng dẫn,... Điều này sẽ giúp khách hàng nắm rõ hơn về các sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp đang cung cấp, từ đó tăng thêm lượng khách hàng tiềm năng quan tâm đến doanh nghiệp.

Hỗ trợ, tương tác khách hàng linh hoạt, kịp thời
Nếu sử dụng những phương thức cũ trước đây, doanh nghiệp thường bị thụ động trong việc tương tác, trao đổi với khách hàng, thì ngày nay, Marketing sẽ giúp doanh nghiệp tương tác linh hoạt và kịp thời với khách hàng của mình. Đồng thời việc này cũng cho phép doanh nghiệp truyền tải đi thông điệp, các chương trình khuyến mãi, thông tin về sản phẩm/ dịch vụ được nhanh nhất tới với khách hàng mục tiêu.

Giúp doanh nghiệp bán được hàng
Trên thực tế, Marketing chính là một trong các công cụ quan trọng nhất giúp cho doanh nghiệp có thể quảng cáo sản phẩm/dịch vụ, thu hút thêm khách hàng tiềm năng và nâng cao doanh số bán hàng.
Marketing giúp bạn xác định được chân dung khách hàng mục tiêu thông qua việc quá trình hiểu thị trường, phân tích các đối tượng có thể là khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp có thể tập trung vào những hoạt động quảng cáo dựa vào chân dung khách hàng tiềm năng. Từ đó doanh nghiệp mới có thể phát triển được những chiến dịch quảng cáo, khuyến mãi, những chiến lược bán hàng hiệu quả. Những hoạt động này giúp doanh nghiệp tăng thêm khả năng tiếp cận được khách hàng, thu hút thêm sự quan tâm, gia tăng khả năng mua hàng của khách hàng.

Xây dựng hệ thống thương hiệu
Marketing giúp cho doanh nghiệp tạo dựng thương hiệu của mình bằng cách tạo ra trong tâm thức khách hàng về thương hiệu, đưa ra sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh của mình, đưa ra thêm những trải nghiệm tích cực hơn cho khách hàng với những chương trình khuyến mại, hay các chương trình chăm sóc khách hàng. Nhờ vậy, Marketing giúp doanh nghiệp nâng cao sự nhận thức về thương hiệu trong khách hàng và tạo ra sự tin tưởng với khách hàng.

Giúp doanh nghiệp phát triển hơn nữa
Những hoạt động Marketing nếu được thực hiện chính xác có thể giúp cho doanh nghiệp nâng cao doanh số bán hàng, mở rộng thêm về thị trường, định vị thương hiệu và tăng thêm lượt khách hàng trung thành.
Tuy vậy, để có thể thành công trong các chiến dịch Marketing, doanh nghiệp cần phải nắm rõ được mục tiêu doanh nghiệp sẽ là gì? Nếu doanh nghiệp hiểu được về khách hàng, mục tiêu thì mới có thể triển khai được các chiến dịch Marketing tốt nhất.

Làm Marketing là làm gì?
Mục đích khi làm Marketing chính là tăng cao doanh số bán hàng, phát triển và nâng cao về thương hiệu, dần dần doanh nghiệp được đưa tới thành công. Những hoạt động trong Marketing sẽ bao gồm là nghiên cứu thị trường, phát triển về sản phẩm/ dịch vụ, quảng cáo, định vị và xây dựng thương hiệu, bán hàng, đánh giá và đo lường kết quả chiến dịch Marketing. Marketing thời nay là một quá trình quan trọng cần phải có để doanh nghiệp có thể tăng thêm lợi thế để cạnh tranh trên thị trường, mang lại các giá trị cho khách hàng và đạt được mục tiêu của doanh nghiệp.

Định nghĩa các vị trí trong Marketing
Digital Marketing sẽ làm gì?

Digital Marketing nghĩa là việc làm Marketing kỹ thuật số trên nền tảng internet. Nghĩa là hoạt động này sẽ tập trung chủ yếu vào sử dụng công nghệ và những kênh truyền thông kỹ thuật số như là mạng xã hội, email, website, quảng cáo hay là podcast,... để có thể tiếp cận và tương tác với khách hàng sao cho linh hoạt, nhanh chóng nhất.

Digital Marketing sẽ làm gì?
Content Marketing thường tập trung vào việc đưa ra những nội dung có giá trị để thu hút, giữ chân tất cả khách hàng. Nội dung thường thấy là dạng chữ, dạng ảnh, dạng âm thanh,.....
Content Marketing sẽ giúp tạo ra một mối quan hệ tốt hơn với khách hàng bằng việc cung cấp cho những thông tin hữu ích, có chiều sâu, giải đáp những thắc mắc mà khách hàng quan tâm, đồng thời cũng thúc việc mua hàng diễn ra được nhanh chóng hơn thông qua việc cung cấp nội dung có giá trị.

Marketer sẽ làm gì?
Marketer là sẽ người chuyên về nghiên cứu, phát triển và thực thi những chiến lược Marketing để quảng cáo sản phẩm/dịch vụ của công ty tới với khách hàng. Công việc của Marketer thường có phân tích thị trường mục tiêu, nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh, xác định tệp khách hàng mục tiêu và phát triển lên những chiến lược Marketing sao cho phù hợp để thu hút thêm khách hàng, góp phần vào tăng doanh số bán hàng.

Nhân viên Marketing sẽ làm gì?
Nhân viên Marketing thường là người có trách nhiệm trong việc triển khai những hoạt động Marketing trong doanh nghiệp như là quảng cáo, quản lý kênh truyền thông, đo lường độ hiệu quả và tối ưu hóa chiến dịch Marketing đang thực hiện. Công việc của nhân viên Marketing thường tùy thuộc vào lĩnh vực mà doanh nghiệp đang thực hiện, nhưng chung quy lại, chúng đều có một mục tiêu chung là gây dựng hình ảnh thương hiệu thật tốt trong mắt của khách hàng, góp phần gia tăng doanh số.

Trên đây chính là một số thông tin về Marketing là gì cho những ai chưa hiểu rõ về thuật ngữ này. Nếu bạn đang tìm hiểu để lựa chọn học ngành này thì bài viết sẽ rất đáng để đọc đó.


Từ khóa