
Hướng dẫn cách viết số La Mã trong Excel
Số La Mã là 1 dạng số rất quen thuộc khi chúng ta học Toán, với cách viết khá đơn giản. Thế nhưng số La Mã trên Excel thì sẽ như thế nào, cách viết ra sao liệu có giống như viết trên giấy tập. Hãy cùng mình theo dõi bài viết cách viết số La Mã trong Excel cực đơn giản, chi tiết sau đây để được giải đáp nhé!
I. Số La Mã trong Excel được viết như thế nào?
Số La Mã hay chữ số La Mã là hệ thống chữ số cổ đại, dựa theo chữ số Etruria. Số La Mã được sử dụng phổ biến ngày nay trong:
Những bản kê được đánh số (ở dạng sườn bài).
Mặt đồng hồ.
Những trang nằm trước phần chính của một quyển sách.
Tam nốt hợp âm trong âm nhạc phân tích,...
1. Bảng số La Mã
Có 7 chữ số La Mã cơ bản như sau:
Ký tự |
I |
V |
X |
L |
C |
D |
M |
Giá trị |
1 (một) |
5 (năm) |
10 (mười) |
50 (năm mươi) |
100 (một trăm) |
500 (năm trăm) |
1000 (một ngàn) |
Lưu ý:
Nhiều chữ số La Mã có thể được kết hợp lại với nhau để chỉ các số với các giá trị khác chúng.
Các chữ số I, X, C, M, ko được lặp lại quá 3 lần liên tiếp (Ví dụ: IIII, XXXX,...).
Các chữ số V, L, D ko được lặp lại quá 1 lần liên tiếp (Ví dụ: VV, LL, DD).
Chính vì vậy nên đã có 6 số đặc biệt khi viết số La Mã mà bạn phải lưu ý ở bảng bên dưới.
Bảng các số đặc việt được viết dưới dạng số La Mã:
Ký tự |
IV |
IX |
XL |
XC |
CD |
CM |
Giá trị |
4 (bốn) |
9 (chín) |
40 (bốn mươi) |
90 (chín mươi) |
400 (bốn trăm) |
900 (chín trăm) |
2. Số La Mã trong Excel
Số La Mã trong Excel cũng giống với các số La Mã khi viết trên giấy, thế nhưng đối với Excel thì chúng ta có thể sử dụng hàm ROMAN để chuyển các số tự nhiên thông thường như 1, 2, 3,.. thành các số La Mã I, II, III,...
Vậy thì hãy cùng mình khám phá cách sử dụng hàm ROMAN để viết số La Mã trong Excel ở phần hướng dẫn bên dưới nhé!
II. Cách sử dụng hàm ROMAN viết số La Mã trong Excel
1. Cú pháp
Hàm ROMAN sẽ chuyển đổi số Arab (số tự nhiên) thành số La Mã ở dạng văn bản.
Cú pháp hàm: =ROMAN(number;[form])
Trong đó:
Number (bắt buộc): Số Arab (số tự nhiên) bạn muốn chuyển sang số La Mã (ví dụ: 1, 2, 3,...)
[form] (tùy chọn): Một số form xác định kiểu chữ số La Mã mà bạn muốn (bạn có thể tham khảo kỹ hơn ở bảng bên dưới.
[form] |
Kiểu định dạng |
0 hoặc bỏ qua |
Kiểu cổ điển (viết dễ hiểu) |
1, 2, 3 |
Kiểu ngắn gọn hơn (mức độ ngắn tăng lên theo độ lớn con số từ 1 đến 3) |
4 |
Kiểu giản thể (đơn giản, ngắn nhất có thể) |
True |
Kiểu cổ điển |
False |
Kiểu giản thể |
Lưu ý:
Nếu Number là số âm thì hàm sẽ trả về giá trị lỗi #VALUE!.
Nếu Number > 3999 thì hàm sẽ trả về giá trị lỗi #VALUE!.
2. Cách viết số La Mã bằng hàm ROMAN
Ví dụ: Hãy viết số 499 thành số La Mã theo tất cả các kiểu form từ 1 đến 4 của hàm ROMAN.
Công thức | Mô tả (kết quả) | Kết quả |
=ROMAN(499;0) | Kiểu số La Mã cổ điển cho 499 |
CDXCIX (CD=400; XC=90; IX=9) |
=ROMAN(499;1) | Phiên bản thu gọn hơn cho 499 |
LDVLIV (LD=450; VL=45; IV=4) |
=ROMAN(499;2) | Phiên bản thu gọn hơn cho 499 |
XDIX (XD=490; IX=9) |
=ROMAN(499;3) | Phiên bản thu gọn hơn cho 499 |
VDIV (VD=495; IV=4) |
=ROMAN(499;4) | Phiên bản đơn giản cho 499 | ID |
Lưu ý: Trong nhiều trường hợp thì hàm ROMAN chỉ hiển thị được kết quả cho 1 form cổ điển (số 0) cho dù bạn có chọn các form khác để thực hiện, vì các kiểu khác không có cách viết bằng số La Mã.
Và đó là cách viết số La Mã trong Excel đơn giản và chi tiết. Nếu bạn có thắc mắc về cách làm thì hãy để lại bình luận bên dưới nhé. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn. Chúc bạn thành công!